Cảm biến nhiệt độ là một trong những thiết bị thông minh được sử dụng rộng rãi và ứng dụng hiệu quả vào rất nhiều lĩnh vực. Để cảm biến nhiệt độ đem lại hiệu quả tối đa khi sử dụng chúng ta cần chú ý lựa chọn cảm biến nhiệt độ phù hợp với mục đích sử dụng và đại lượng cần đo.
Cảm biến nhiệt độ là gì?
Cảm biến nhiệt độ là thiết bị được dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ của các đại lượng cần đo. Khi nhiệt độ có sự biến đổi sẽ cho ra một tín hiệu cụ thể truyền đến bộ đọc để quy ra một con số cụ thể được gọi là nhiệt độ.
Việc sử dụng cảm biến nhiệt độ sẽ cho ra kết với xác suất chính xác hơn là sử dụng cặp nhiệt điện hoặc nhiệt kế để đo một đại lượng nào đó.
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ có cấu tạo đơn giản với sự kết hợp của 2 dây kim loại khác nhau gắn tương ứng với 2 đầu nóng, lạnh. Ngoài ra, cấu tạo của cảm biến nhiệt cũng có sự góp mặt của các bộ phận như:
Dây kết nối: Các bộ phận cảm biến nhiệt độ được kết nối bằng các đoạn dây nổi, có thể là 2 dây hoặc nhiều hơn. Vật liệu dây kết nối cảm biến nhiệt độ phụ thuộc vào điều kiện sử dụng của đầu đo.
Chất cách điện gốm: Đây là chất có vai trò quan trọng việc ngăn ngừa đoản mạch, cách điện giữa các dây kết nối với vỏ bảo vệ.
Vỏ bảo vệ: Đây là bộ phận dùng để bảo vệ một số bộ phận như: dây kết nối, bộ phận cảm biến… Vỏ bảo vệ thường sẽ được thiết kế với chất liệu và kích thước phù hợp và có thể dùng thêm vỏ bọc bổ sung để bọc khi cần thiết.
Đầu kết nối: Đây là bộ phận với công dụng cách điện và được làm từ chất liệu gốm. Bộ phận này chứa các bảng mạch, giúp điện trở được kết nối an toàn.
Phụ chất làm đầy: Bộ phận này được làm nên từ chất liệu bột alumina mịn đem làm rung và sấy khô. Phụ chất làm đầy với công dụng chính là lấp đầy khoảng trống, giúp cảm biến tránh khỏi những rung động không đáng có.
Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chính xác của toàn bộ thiết bị cảm biến nhiệt độ. Bộ phận cảm biến được kết nối với đầu nối và được đặt bên trong vỏ bảo vệ.
Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong một số lĩnh vực cụ thể như:
- Ứng dụng trong hệ thống điện lạnh: Cảm biến nhiệt độ được sử dụng trong hệ thống điện lạnh thường là cảm biến điện trở được hình thành từ oxits kim loại.
- Ứng dụng trong nghiên cứu công nghiệp: Cảm biến nhiệt độ được sử dụng trong nguyên cứu công nghiệp thường là các cảm biến nhiệt kế điện tử, cảm biến bán dẫn loại T và cảm biến cân nhiệt.
- Ứng dụng trong việc gia công, sản xuất hóa chất, vật liệu công nghiệp: Việc gia công sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng thường sử dụng các loại cặp nhiệt điện như: PT100, R, S, T,B,K…
- Ứng dụng trong các loại máy móc xe cơ giới: Các loại máy móc, xe hơi, xe máy thường sử dụng các loại nhiệt kế điện tử hoặc cảm biến nhiệt PT100…
Cách chọn cảm biến nhiệt độ phù hợp
Hiện nay có rất nhiều cảm biến nhiệt độ đến từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Bởi vậy để lựa chọn ra được loại cảm biến nhiệt độ chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng là điều không hề dễ dàng. Do đó, khi lựa chọn cảm biến nhiệt độ chúng ta cần chú ý đến một số điều sau:
Xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng: Đây là yếu tố quan trọng để có thể tìm được sản phẩm cảm biến nhiệt độ đảm bảo chất lượng. Khi lựa chọn cảm biến nhiệt độ để phù hợp và hiệu quả chúng ta cần chú ý đến sản phẩm đó thuộc tín hiệu điện trở (Ω) hay tín hiệu điện áp (mV).
Không gian, đại lượng sử dụng: Để cảm biến nhiệt độ phát huy tác dụng tối đa trước khi mua chúng ta cần chú ý đến không gian rộng hay hẹp và đại lượng cần đo.
Thông số trên dải thang đo nhiệt độ: Khi sử dụng cảm biến nhiệt độ chúng ta không bỏ qua thông số trên dải thanh nhiệt độ để căn cứ độ phù hợp hay không. Tùy theo đặc điểm từng môi trường đo mà chúng ta lựa chọn cảm biến đo nhiệt độ có dải thang đo nhiệt độ phù hợp.
Chiều dài dò que cảm biến: Đây cũng là một trong những vấn đề chúng ta cần chú ý đến khi sử dụng cảm biến nhiệt độ. Kích thước thông thường được sử dụng rộng rãi là cảm biến có kích thước que dài khoảng 50mm.
Đường kính que dò và ren kết nối: Que dò được cấu tạo với lớp vỏ ngoài bằng inox và có vai trò quan trọng quyết định độ nhạy của cảm biến nhiệt. Còn ren thì chỉ cần phù hợp với yêu cầu, nếu không vừa có thể sử dụng bộ chuyển đổi.
Môi trường đo: Khi lựa chọn cảm biến nhiệt chúng ta cần chú ý đến sự phù hợp với môi trường đo. Nếu cảm biến nhiệt độ sử dụng trong các môi trường có tính ăn mòn cao thì không thể không sử dụng ống bảo vệ thermowell.
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản cảm biến nhiệt độ
Để cảm biến nhiệt độ hoạt động hiệu quả và bền bỉ chúng ta cần chú ý bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để thiết bị này tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ.
Khi sử dụng cảm biến nhiệt độ chúng ta cũng cần chú ý đến một số vấn đề như:
- Khi thực hiện nối đầu đo và bộ phận điều khiển cần chú ý khoảng cách giữa hai bộ phận này càng ngắn càng tốt.
- Khi sử dụng chúng ta nên chú ý cài đặt giá trị bù nhiệt để bù đắp sự tiêu hao, tổn thất trên đường dây.
- Một điều cần đặc biệt chú ý mỗi khi sử dụng cảm biến nhiệt là không để các đầu dây nối của cặp nhiệt điện tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đại lượng cần đo.
- Và một điều không thể sai phạm là cần phải thực hiện lắp đúng chiều âm dương của cảm biến nhiệt độ.
Từ đây chúng ta có thể thấy cảm biến nhiệt độ được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đem lại nhiều lợi ích sử dụng. Hy vọng với những thông tin được Bazo chia sẻ bên trên sẽ giúp chúng ta lựa chọn được sản phẩm cảm biến nhiệt chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng đem lại hiệu quả cao.
Nếu có nhu cầu tìm mua và sử dụng các thiết bị nhà thông minh như: Đèn cảm ứng, Khóa cửa thông minh, Ổ cắm điện thông minh, Rèm cửa tự động, Thiết bị chống trộm, Chuông cửa thông minh, Công tắc thông minh, Đèn cảm biến… chúng ta có thể liên hệ đến Bazo.vn để được tư vấn và mua những sản phẩm chất lượng với mức giá vô cùng hấp dẫn nhé.
- Motor điện và những điều cần lưu ý khi sử dụng - 24/08/2022
- Trục vít là gì? Ưu nhược điểm và phân loại trục vít - 23/08/2022
- Động cơ bước và những ưu điểm nổi bật - 19/08/2022