D/A là một trong những phương thức thanh toán trong các giao dịch thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù là một phương thức thanh toán có thể được đi kèm với bộ chứng từ xuất nhập khẩu song hay được so với phương thức D/P về độ rủi ro trong quá trình sử dụng. Vậy cụ thể D/A là như thế nào, có quy trình ra sao thì cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Bazo để tìm hiểu nhé!
D/A là gì?
D/A (viết tắt của Documents Against Acceptance) là là một bản thanh toán thỏa thuận mà trong đó nhà xuất khẩu chỉ thị cho một ngân hàng xuất các chứng từ vận chuyển và một số liên quan cho nhà nhập khẩu chỉ khi nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu hoặc hối phiếu đi kèm bằng cách ký tên.
Đơn giản mà hiểu thì khi áp dụng phương thức thanh toán này, nhà nhập khẩu sẽ được nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu và thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày.
Song các bên xuất khẩu thường ít khi sử dụng phương thức thanh toán này vì khá bất tiện và hay bị rủi ro cho nhà xuất khẩu trong giao dịch hợp tác thực tế.
Đối với điều kiện D/A, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị: “Release Documents against Acceptance”.
Bên nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu, phải kí chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định. Khi đã kí chấp nhận, bên nhập khẩu được nhận bộ chứng từ và nhận hàng.
Thời điểm để tính thời hạn hối phiếu có thể là:
- Từ ngày nhìn thấy hối phiếu, tức từ ngày kí chấp nhận hối phiếu.
- Từ ngày giao hàng được ghi trên hối phiếu.
- Từ ngày kí phát hối phiếu.
- Một ngày cụ thể trong tương lai.
Xem thêm:
Telex Release Là Gì Trong Vận Đơn Xuất Nhập Khẩu?
Sự Khác Nhau Giữa Master Bill Và House Bill Trong Vận Đơn Quốc Tế
Master Bill Of Lading Là Gì Trong Vận Đơn?
House Bill Of Lading Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
Quy trình thanh toán D/A
Thông qua mô tả trên, quy trình thanh toán D/A bao gồm 7 quy trình, cụ thể được thực hiện như sau:
- Bước 1: GOODS ARE SHIPPED: Hàng được chuyển, bên nhập khẩu gửi hàng cho đơn vị vận chuyển.
- Bước 2: DOCUMENTS: Bên nhập khẩu gửi chứng từ: Bên nhập khẩu gửi bộ chứng từ XNK qua cho ngân hàng xuất khẩu.
- Bước 3: DOCUMENTS: Ngân hàng xuất khẩu gửi chứng từ: Ngân hàng xuất khẩu thực hiện gửi bộ chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu.
- Bước 4: DOCUMENTS: Bên nhập khẩu nhận chứng từ: Bên nhập khẩu nhận bộ chứng từ từ ngân hàng nhập khẩu ngay khi ký giấy nợ (hối phiếu).
- Bước 5: PAYMENT: Bên nhập khẩu thanh toán: Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng nhập khẩu.
- Bước 6: PAYMENT: Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu: Ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng xuất khẩu.
- Bước 7: PAYMENT: Ngân hàng xuất khẩu chuyển tiền cho bên xuất khẩu: Ngân hàng xuất khẩu chuyển giao tiền vào tài khoản của bên xuất khẩu.
Xét theo mức độ rủi ro của D/A so với D/P
Theo điều kiện D/A
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý, thì người Nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng; còn người Xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa. Người Xuất khẩu có thể chịu những rủi ro sau:
-
Người Nhập khẩu có thể từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn bởi vì:
-
Hàng hóa không phải là hàng hóa nhập khẩu yêu cầu.
-
Bên nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó.
-
Bên nhập khẩu chủ tâm lừa đảo người Xuất khẩu.
-
- Bên nhập khẩu có thể bị phá sản, trong trường hợp này, bên xuất khẩu sẽ không được lấy được tiền.
Theo điều kiện D/P
Ở điều kiện D/P thì bên xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa (thông qua ngân hàng) cho đến khi bên nhập khẩu thanh toán. Nếu bên nhập khẩu không thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán thì bên xuất khẩu còn có thể:
- Kháng nghị hối phiếu và đưa cho bên nhập khẩu ra tòa (trường hợp này có thể tốn kém và khó kiểm soát những gì xảy ra ở nước ngoài).
- Chở hàng quay về nước.
- Tìm người mua khác.
- Có thể thu xếp để bán đấu giá.
Như vậy, qua bài viết trên có thể thấy D/A là phương thức thanh toán được sử dụng trong thương mại quốc tế, song không được phổ biến vì những rủi ro có thể mang lại cho người dùng. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
- Motor điện và những điều cần lưu ý khi sử dụng - 24/08/2022
- Trục vít là gì? Ưu nhược điểm và phân loại trục vít - 23/08/2022
- Động cơ bước và những ưu điểm nổi bật - 19/08/2022