FCA là một trong số hệ thống 11 điều kiện trong bộ quy tắc Incoterms, đồng thời đây cũng là điều kiện được áp dụng khá phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Chính vì được sử dụng phổ biến nên khi áp dụng điều khoản này thì phải hiểu rõ bản chất và cách vận hành của FCA. Bài viết dưới đây, Bazo sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu và làm rõ điều khoản này để giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!
FCA là gì?
FCA (là viết tắt của Free Carrier) tức giao cho người chuyên chở, là giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép cả hai bên ghi rõ trong hợp đồng mua bán rằng bên mua cần chỉ thị cho trung gian vận chuyển hàng hóa cung cấp cho bên bán vận đơn đường biển cùng với phê chú đã chất hàng xuống tàu.
Điều kiện này được sử dụng trong xuất nhập khẩu đối với vận chuyển đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển, thủy nội địa hoặc vận tải bằng các hình thức kết hợp (vận tải đa phương thức).
Theo điều kiện FCA, việc giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa sẽ được giao cho bên mua bằng hai cách:
- Hàng hóa sẽ được giao khi được xếp lên phương tiện vận tải do bên mua chỉ định.
- Hàng hóa sẽ được giao khi được đặt dưới quyền định đoạt của bên chuyên chở hoặc một người do bên mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của bên bán chở đến nơi giao hàng trong tình trạng sẵn sàng dỡ xuống.
Trong FCA đã quy định rõ rằng bên bán có trách nhiệm giao lô hàng đã được thông quan cho bên mua tại địa điểm đã được chỉ định. Trong khi đó trách nhiệm tìm đơn vị vận tải để vận chuyển lô hàng thuộc về bên mua hàng và địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán hay các kho ngoại quan, cảng , sân bay,… Khi bên bán sẽ tiến hành giao hàng thì rủi ro được chuyển cho người chuyên chở thứ nhất.
Cách thể hiện điều kiện FCA trên hợp đồng thương mại được viết như sau: FCA + Địa điểm giao hàng + phiên bản Incoterms.
Có thể bạn cũng tìm đọc:
Điều Kiện EXW Là Gì Trong Incoterms?
Điều Kiện FAS Incoterm Là Gì?
FOB Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
Điều Kiện CFR Là Gì Trong Incoterms?
Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán và bên mua
Bên bán | Bên mua | |
Nghĩa vụ chung | Phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp mọi chưng từ liên quan. | Phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng. |
Giao – Nhận hàng | Giao hàng cho bên chuyển chở hoặc người do bên mua chỉ định tại địa điểm chỉ định. | Nhận hàng khi hàng được giao đến điểm chỉ định. |
Chuyển giao rủi ro | Chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa. | Chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa tại thời điểm hàng được giao. |
Vận tải | Không có nghĩa vụ với bên mua về việc ký kết hợp đồng vận tải, nhưng nếu bên mua yêu cầu thì bên bán phải cung cấp, rủi ro sẽ do bên mua chịu. | Tự ký kết hợp đồng với đơn vị vận chuyển với chi phí tự chịu để vận chuyển hàng khi nhận, nếu cần có thể nhờ bên mua. |
Bảo hiểm | Không có nghĩa vụ với bên mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm, nếu bên mua yêu cầu thì phải cung cấp, bên mua chịu chi phí và rủi ro. | Không có nghĩa vụ với bên bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nhưng nếu cần có thể yêu cầu với bên bán với chi phí và rủi ro tự chịu. |
Chứng từ | Phải cung cấp cho bên mua những chứng từ về việc hàng hóa đã được giao với chi phí tự chịu. Nếu bên mua yêu cầu thì bên bán phải giúp đỡ, chi phí và rủi ro do bên mua chịu. | Phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh hàng hóa đã được giao. Sẽ chịu rủi ro, chi phí nếu nhờ bên bán giúp. |
Kiểm tra – Quy cách | Phải kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa và phải tự chịu phí về các quy trình này. | Không có nghĩa vụ. |
Phân chia chi phí |
Trả toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi hàng được giao. Trả chi phí cung cấp chứng từ cho bên mua. Trả chi phí về thủ tục hải quan và chi phí cần thiết để xuất khẩu (nộp thuế xuất nhập khẩu – nếu có). Trả cho bên mua tất cả chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ lấy chứng từ và thông tin cần thiết. |
Trả toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi nhận được hàng. Hoàn trả tất cả chi phí mà bên bán đã chi để giúp bên mua. Trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để xuất khẩu (nếu có quy định). Trả mọi chi phí phát sinh do không nhận hàng vì một số lý do hoặc do không thông báo kịp cho bên bán. |
Thông báo | Phải thông báo cho bên mua mọi thông tin cần thiết để bên mua có thể nhận hàng hoặc báo cho bên mua biết việc nhận hàng không đúng như thời gian quy định. | Thông báo với bên mua về danh tính của người chuyên chở được chỉ định, thời điểm nhận hàng, phương tiện chuyên chở được chỉ định và địa điểm chính xác. |
Ưu nhược điểm của FCA
Ưu điểm của FCA
- Bên bán – bên xuất khẩu sẽ có thể nâng cáo giá bán của lô hàng bởi các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình.
- Bên mua có thể nắm rõ các chi phí thực tế trong quá trình vận chuyển và bốc xếp hàng hoá.
- Bên mua không cần lo lắng về tránh nhiệm thông quan vì bên bán là bên chịu trác nhiệm.
Nhược điểm của FCA
- Bên bán phải chịu thiệt thêm kha khá các rủi ro.
- Bên mua sẽ phải mua bảo hiểm cho lô hàng và tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đã được giao.
- Bên mua phải cung cấp chính xác cho bên bán địa điểm giao hàng thực t, đồng thời bên mua còn phải tiến hành sắp xếp việc vận chuyển lô hàng.
Bài viết trên là tổng hợp các thông tin, kiến thức về loại điều kiện FCA Incoterms trong xuất nhập khẩu mà các bên tham gia cần nắm được để có thể tránh hay hạn chế những rủi ro, thiệt thòi trong quá trình chuyển giao hàng hóa. Chúc các bạn thành công!
- Motor điện và những điều cần lưu ý khi sử dụng - 24/08/2022
- Trục vít là gì? Ưu nhược điểm và phân loại trục vít - 23/08/2022
- Động cơ bước và những ưu điểm nổi bật - 19/08/2022