Master Bill of Lading là một chứng từ vận đơn quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với giao thương, buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia với nhau thì vận đơn lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Chính vì thế mà việc nắm rõ kiến thức về loại vận đơn này cũng hết sức cần thiết đối với dân xuất nhập khẩu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây  của Bazo để tìm hiểu về loại B/L này nhé!

Master Bill of Lading là gì?

Master Bill of Lading là gì?

Master Bill of Lading (hay còn được biết đến với từ viết tắt là MBL) là loại vận đơn do hãng tàu, hoặc là người khai thác phương tiện vận chuyển phát hành cho người gửi hàng (shipper). Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (có cùng nội dung).

 Có thể nói đây là loại vận đơn tốt nhất cho các hình thức thanh toán bằng L/C hoặc sử dụng để thế chấp, chuyển nhượng bởi vì nó thể hiện hợp đồng vận chuyển giao giữa bên gửi hàng và bên chuyển chở cũng như quyền sở hữu đối với hàng hóa.

Trên vận đơn Master Bill sẽ có logo hãng tàu, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu và đó cũng là dấu hiệu để nhận diện được MBL.

Sau khi có bill gốc để bên nhận (consignee) nhận được hàng thì bạn phải gửi bill gốc cho bên nhận hàng. Tuy nhiên việc làm này tốn kém và khá mất thời gian. Hiện nay hầu hết các hãng tàu cho release hàng bằng Telex Release (làm Surrender Bill of Lading) và bạn sẽ phải chịu phí Telex Release.

Tóm lại thì Master Bill là lấy bill gốc từ hãng tàu, hoặc lấy surrender bill khi làm điện Telex Release.

Và vì Master Bill là bill do hãng tàu phát hành, shipper là người đứng tên trên bill do đó nếu rủi ro xảy ra bạn vẫn là pháp nhân trực tiếp để giải quyết với hãng tàu nên sẽ hạn chế được rủi ro, tranh chấp trong quá trình.

Có thể bạn cũng tìm đọc:

House Bill Of Lading Là Gì?

Freight Forwarder Là Gì Trong XNK?

Hợp Đồng Thương Mại Là Gì?

Phân loại Master Bill of Lading

Căn cứ vào việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn

  • Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading): là chỉ người đứng tên trên consignee sẽ có quyền nhận hàng
  • Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading): là vận đơn có thể chuyển nhượng được trên ô consignee sẽ có từ: to order of…
    • Trường hợp thứ nhất: vận đơn được lập theo lệnh người gửi;
    • Trường hợp thứ hai: vận đơn được lập theo lệnh người nhận;
    • Trường hợp thứ ba: vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng).

Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading): là loại mà trên vận đơn không có phê chú về tình trạng hàng hóa hư hỏng hay cần lưu ý gì. Tất nhiên, đối với loại như này thì cũng được mặc định là vận đơn hoàn hảo không phải có chữ clean bill of lading mới được.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): là vận đơn có phê chú về tình trạng hàng không tốt khi hãng tàu nhận và chắc chắn bên mua sẽ không nhận thanh toán với vận đơn không hoàn hảo này.

Căn cứ vào cách chuyên chở

  • Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading): là quá trình trở hàng từ cảng A tới càng B sẽ transit qua cảng trung chuyển để nhận thêm hàng hoặc đổi tàu.
  •  Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): ngược lại với vận đơn chở suốt thì direct tức là sẽ đi thẳng từ POL đến POD mà không thông qua transit.

Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu

  • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L): loại này chỉ được cấp khi hàng đã on broad tức trên tàu. Thông thường người mua yêu cầu loại vận đơn này.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L): là người chuyên chở nhận hàng để xếp lên tàu nhưng chưa bốc hàng lên tàu.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vận đơn

  • Vận đơn gốc (Original): là vận đơn phát hành gồm 3 bản gốc và các bản copy thường được chủ hàng yêu cầu phát hành khi muốn ràng buộc quyền nhận hàng của người mua. Nhưng sử dụng loại bill này cần phải lưu ý về việc giữ gìn tránh hỏng mất sẽ không nhận được hàng, cũng như thời gian chuyển tải ngắn.
  • Vận đơn Surrender (đi kèm với điện giải phóng hàng Telex Release): Tương tự như bill gốc nhưng bên bán không cần phải gửi bill gốc cho người mua bên nước nhập khẩu mà chỉ cần hãng tàu phát hành bill Surrender khi muốn cho người mua nhận hàng thì phát hành Telex Release là được
  • Vận đơn Seaway bill: là loại bill tự thông trả hàng tại nước nhập khẩu cho người đứng tên trên vận đơn sẽ nhận được hàng khi tới cảng nhập. Đây cũng là lý do sử dụng Master Bill loại này rất rủi ro nếu người bán chưa nhận được tiền hay cam kết trả tiền từ người mua.

Nội dung được đề cập đến trong Master Bill

  • Real Shipper/ Forwarder: Thông tin của người gửi hàng.
  • Real Consignee/ Forwarder Agent: Người nhận hàng.
  • Tên con tàu vận chuyển; điểm khởi hành và điểm đến; thông tin về hàng hóa: tên hàng hóa, số lượng, số hiệu, khối lượng, … ; ngày hàng hóa được lên tàu vận chuyển, …
  • Các quy định, điều khoản. (Đây là căn cứ trước pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp)
  • Thời hiệu khiếu nại cho MBL là 1 năm.
  • Điều khoản thanh toán.
  • Trên vận đơn sẽ có logo hãng tàu, hãng bay tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu, hãng bay. (Ví dụ tên một vài hãng tàu: MCC, SITC, Yang Ming, OOCL, …).
  • Master Bill thường có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến.

Bài viết là tổng quát kiến thức về loại vận đơn Master Bill of Lading mà người trong ngành cần phải nắm rõ hơn hết. hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ và sử dụng Master Bill một cách thuận lợi và suôn sẻ. Theo dõi Bazo để tìm đọc những bài viết kiến thức liên quan nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *