P/O là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Thế nhưng để hiểu rõ về khái niệm này thì không phải ai cũng nắm được. Cùng Bazo tìm hiểu về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!

P/O là trong trong xuất nhập khẩu?

P/O là gì?

P/O (Purchase Order) tức đơn đặt hàng, là loại giấy tờ được ủy quyền để thực hiện giao dịch buôn bán. Purchase Order sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc khi người bán đồng ý.

Thông thường, trong Purchase Order sẽ gồm các nội dung như: giới thiệu hàng, số lượng, giá, thanh toán, thời gian giao hàng, những điều khoản khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên và xác định người bán cụ thể.

Có thể bạn cũng tìm đọc:

T/T Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

A/N Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

D/O Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

Ưu nhược điểm của đơn đặt hàng P/O

Ưu điểm

  • Độ chính xác tốt hơn về quản lý tài chính và hàng tồn kho thông qua việc lưu trữ hồ sơ tốt hơn.
  • Cải thiện ngân sách vì phải có tiền trước khi phát hành PO.
  • Giao hàng nhanh hơn vì PO giúp lên lịch giao hàng khi người mua cần.
  • Cải thiện quy trình phải trả của tài khoản và khả năng thực thi việc tuân thủ đối sánh 2 hoặc 3 bên.

Nhược điểm

  • Đối với các giao dịch mua nhỏ hơn, nó bổ sung thêm một số thủ tục giấy tờ.

Những lý do mà các doanh nghiệp nên sử dụng P/O

  • Purchase order giúp người mua có thể truyền đạt được mong muốn đến người bán;
  • Bảo vệ người bán trong trường hợp người mua không trả tiền hàng;
  • Giúp những đại lý quản lý được những yêu cầu mới;
  • Thúc đẩy hợp lý hóa nền kinh tế theo quy trình chuẩn;
  • Mang đến nhiều tiện ích tài chính, thương mại.
  • Ngoài ra còn có nhiều các tiện ích tài chính, thương mại hầu hết đều được cung cấp qua đơn đặt hàng thường sử dụng như:
    •  Đóng trước hạn mức tín dụng gửi hàng.
    • Gia hạn mức tín dụng Gửi hàng theo chức vụ.
    • Phương tiện uy tín về thương mại.
    • Gia hạn mức tín dụng mua hóa đơn nước ngoài.
    • Gia hạn mức tín dụng về hóa đơn cũ.
    • Xác nhận thứ tự các tiện ích.

P/O (Purchase Order)

P/O thường được dùng trong những vấn đề gì?

  • Tìm kiếm hàng hóa trong tiêu dùng hay tìm kiếm cổ phiếu.
  • Tìm kiếm những tiện ích hay dịch vụ sống.
  • Tìm kiếm nguồn hàng hóa có nguồn gốc thiên nhiên.
  • Để tiện lợi hóa việc mua sắm.
  • Tối ưu hóa việc mua bán.

Những nội dung cơ bản của Purchase Order

  • Number and Date (số và ngày)
  • Seller/Buyer: Name, Contact, Tel/ Fax (thông tin người mua, người bán)
  • Goods description/Commodity/Product (Mô tả hàng hóa)
  • Quantity (số lượng)
  • Specifications/Quality (phẩm cấp, thông số kỹ thuật)
  • Unit price (đơn giá)
  • Total amount (giá trị hợp đồng)
  • Payment terms (điều kiện thanh toán)
  • Incorterms (điều kiện giao hàng)
  • Special instruction (discount, FOC…)
  • Signature (chữ ký)

Cách tạo đơn đặt hàng P/O

Các chủ doanh nghiệp có thể tìm thấy phần mềm trực tuyến để giúp tạo đơn đặt hàng nhưng bạn cũng có thể sử dụng tài liệu Word hoặc Excel đơn giản để tạo biểu mẫu đơn đặt hàng của riêng mình.

Dưới đây là những gì bạn cần trong đơn đặt hàng:

  • Ngày phát hành.
  • Sản phẩm cần thiết và số lượng của từng sản phẩm.
  • Chi tiết sản phẩm bao gồm số SKU, số kiểu máy và tên thương hiệu.
  • Giá của từng sản phẩm trên đơn vị.
  • Ngày giao hàng.
  • Số PO.
  • Thông tin doanh nghiệp bao gồm địa chỉ giao hàng và thanh toán, tên công ty và thông tin liên hệ.
  • Điều khoản thanh toán, chẳng hạn như “thanh toán khi giao hàng” hoặc các tùy chọn ngày thanh toán cụ thể.

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn có thể nắm rõ cũng như hiểu kỹ hơn khái niệm P/O này trong việc sử dụng một cách hợp lý. Theo dõi Bazo để tìm đọc những bài viết liên quan nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *