Thước kẹp là một trong những giải pháp không thể thiếu trong ngành kỹ thuật giúp tăng hiệu quả và đảm bảo tính chính xác nhất cho một sản phẩm, cho công trình, … và đặc biệt trong cuộc sống đòi hỏi tính chính xác cao như ngày nay. Vậy thước kẹp là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng của thiết bị cụ thể ra sao? Cùng Bazo tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Thước kẹp là gì?
Thước kẹp (hay còn gọi là thước cặp) là một thiết bị đo đa năng dùng để đo khoảng cách, kích thước bên trong, kích thước bên ngoài, độ sâu của các vật dụng, thiết bị vật có hình hộp, hình trụ, hình trụ rỗng, …
Thước kẹp có tính đa dụng, phạm vi đo rộng, tính chính xác cao, dễ sử dụng, giá thành lại rẻ nên nó được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như cơ khí, xây dựng, chế tạo máy, …
Cấu tạo của thước kẹp
Thước kẹp cũng có rất nhiều loại nên cấu tạo cũng khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng, nhưng hầu hết các loại thước kẹp đều có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Mỏ đo trong.
- Mỏ đo ngoài.
- Vít giữ.
- Bộ phận di động.
- Thước phụ.
- Thước chính.
- Thân thước.
- Thanh đo độ sâu.
Phân loại thước kẹp
Phân loại theo đặc điểm cấu tạo
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, thước kẹp được phân chia thành các loại sau:
- Thước cặp đồng hồ: Đo và hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.
- Thước cặp cơ khí: Đo và hiển thị kết quả trên vạch cơ khí được khắc trên thước.
- Thước cặp điện tử: Hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử. Đây là loại hiện đại nhất trong 3 kiểu thước kẹp hiện nay.
Phân loại theo tính chính xác
Nếu dựa theo tính chính xác của kết quả đo thì thước kẹp có thể phân loại thành các loại sau:
- Thước cặp 1/10: đo được kết quả chính xác tới 0.1mm.
- Thước cặp 1/20: đo kích thước chính xác tới 0.05mm.
- Thước cặp 1/50: đo chính xác kết quả tới 0.02mm.
Phân loại theo khoảng đo
Giới hạn đo của thước có thể là: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm (1m), … Khoảng cách giữa mỗi vạch bằng 1mm, để tiện cho công việc theo dõi kết quả.
Công dụng của thước kẹp
Có thể thấy qua phần phần loại, thước kẹp khá là đa dạng và có công dụn vô cùng thiết thực trong cuộc sống hiện đại, phục vụ đắc lực trong công việc:
- Có khả năng đo kích thước các chi tiết cơ khí chế tạo, đo đường kính trong, ngoài của các ống thép, ống PVC, …
- Có khả năng đo đường kính cũng như kích thước của sắt thép xây dựng như thép tròn, thép hình hộp, …
- Góp phần quan trọng trong nghiên cứu, trong việc chế tạo và phát minh ra những công cụ, vật liệu mới.
Cách sử dụng thước kẹp
Dưới đây là hướng dẫn cách đo thước kẹp và đọc các chỉ số đơn giản mà chúng tôi giới thiệu.
Cần lưu ý rằng, trước khi tiến hành đo:
- Bạn cần làm sạch bề mặt của chi tiết cần đo, kiểm tra xem thước đã về vạch 0 chính xác chưa.
- Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
Đo kích thước ngoài
- Bước 1: Nới lỏng vít kẹp rồi di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.
- Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước ngoài hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Đo kích thước lỗ
- Bước 1: Nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước lỗ trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ của chi tiết cần đo.
- Bước 2: Áp mỏ cặp hàm cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, sau đó di chuyển hàm di động cho đến khi mỏ cặp đo kích thước lỗ hàm di động chạm vào mặt chi tiết cần đo (Đảm bảo sự tiếp xúc của hàm cặp sao cho vuông góc với kích thước cần đo).
- Bước 3: Siết chặt vít kẹp lấy thước ra khỏi chi tiết và đọc kích thước.
Cách đọc kết quả đo
Sau khi tiến hành đo, việc tiếp theo chúng ta phải làm tất nhiên là việc đọc kết quả. Việc đọc kết quả trên thước kẹp tưởng như khá đơn giản nhưng lại làm nhiều người lần đầu đo không khỏi lúng túng.
Đối với thước kẹp điện tử, kết quả hiển thị trên màn hình nên bạn không cần phải suy nghĩ cách đọc như thế nào. Nhưng, nếu bạn đang dùng thước kẹp cơ khí và thước kẹp đồng hồ thì nên tham khảo hướng dẫn cách đọc chỉ số sau.
Đọc phần nguyên: Vạch 0 trên thanh du xích trùng với vị trí nào của thước chính, bạn cứ đọc phần nguyên của kích thước trên thước chính.
Đọc phần thập phân: Vạch nào trên thanh du xích mà trùng với vạch của thước chính thì bạn đọc phần lẻ bằng cách đếm các vạch đo từ 0 đến vị trí trùng, được bao nhiêu, nhân với 0.05.
Cách bảo quản thước kẹp
Cách bảo quản thước kẹp là 1 vấn đề quan trong. Nếu thực hiện không đúng hoặc chỉ cho có sẽ làm giảm mạnh tuổi thọ của thước, thường xuyên phải thay thế, phải tiêu tốn tiền của, chất lượng đo lường sẽ không được đảm bảo.
Dưới đây là một số bước để bảo quản đúng thước kẹp mà bạn cần biết:
- Loại bỏ bụi bẩn, mặt phôi.
- Tránh để lẫn lộn thước kẹp với các dụng cụ gia công, sửa chữa khác.
- Không để thước kẹo cơ khí trong môi trường nhiệt độ thay đổi nhiều.
- Không để thước kẹp điện tử trong môi trường từ tính mạnh.
- Không cố gắng tự sủa chửa khi gặp lỗi.
- Vệ sinh thước sau mỗi buổi sử dụng.
Còn có 1 số lưu ý để thước đo có độ chính xác cao và gia tăng tuổi thọ:
- Tuyệt đối không dùng thước kẹp để đo khi vật đang quay.
- Không dùng thước để đo các bề mặt thô bẩn.
- Không ép mạnh 2 mỏ đo vò vật đo.
- Hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
Ứng dụng của thước kẹp
- Trong ngành công nghiệp chế tạo máy, cơ khí: có thể thấy thước kẹp được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực này, bởi nó có khả năng đo chính xác các chi tiết máy, các chi tiết cơ khí.
- Trong ngành thiết kế nội thất và xây dựng: được dùng để đo cả các chi tiết gỗ, phụ kiện, đồ dùng nội thất, … nhằm đáp ứng yêu cầu thi công đòi hỏi độ chính xác cao.
- Trong các ngành gia công: thước kẹp đóng vai trò rất quan trọng, có thể đo kiểm được nhiều dạng chi tiết khác nhau và đa dạng kiểu đo như đường kính ngoài, đo chiều dài, đo đường kính trong, đo rãnh ngoài, hỗ trợ đo kiểm nhanh để căn chỉnh thông số trên máy.
- Trong ngành thép: có rất nhiều kiểu hình dạng thép khác nhau như thép tròn, thép tấm, thép hộp, … và với đa dạng mẫu mã như vậy thì sử dụng thước kẹp để đo kiểm là một lựa chọn tối ưu.
- Trong lĩnh vực sản xuất ô tô: thường sẽ dùng đến loại thước có kích thước khoảng 0-200mm để đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xo, …
- Trong thí nghiệm khoa học: được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và nó Trong giáo cũng có thể được tiến hành đo các đối tượng với hình dáng biến đổi.
- Trong giáo dục: Sử dụng phổ biến nhất trong môn Vật Lý và nó cũng được dùng để đo ở phòng thì nghiệm của trường học.
- Trong ngành hàng không – vũ trụ: thước kẹp là lựa chọn thông minh và tối ưu trong loại ngành đòi hỏi tính chính xác cao này, có khả năng đo đường kính, kích thước xi lanh hay khối cầu chính xác.
Bài viết trên đã đề cập đến khái niệm, cấu tạo, cách sử dụng và cách bảo quản của thước kẹp. Hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ những kiến thức cơ bản về thước kẹp để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất trong đo lường. Đừng quên ghé thăm Bazo để nhận được những bài viết thú vị khác nhé!
- Motor điện và những điều cần lưu ý khi sử dụng - 24/08/2022
- Trục vít là gì? Ưu nhược điểm và phân loại trục vít - 23/08/2022
- Động cơ bước và những ưu điểm nổi bật - 19/08/2022