Ròng rọc được biết đến là một hệ thống nâng hạ vật theo phương thẳng đứng được ra đời từ lâu nhằm ứng dụng vào các công trình xây dựng, sản xuất hàng hóa, … Ngoài ròng rọc ra thì palang cũng là loại dụng cụ công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay. Vậy nên sử dụng ròng rọc hay palang để tối ưu khả năng kéo? Cùng Bazo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ròng Rọc Là Gì?

Ròng rọc là gì?

Ròng rọc là một loại máy cơ đơn giản dùng để trợ lực kéo vật nặng lên hoặc hạ xuống giúp con người nâng hạ hàng hóa dễ dàng và nhẹ nhàng, hữu ích trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Việc sử dụng loại dụng cụ này giúp người lao động đỡ tốn sức hơn trong việc nâng hạ hàng hóa, đồng thời còn tiết kiệm được khoảng thời gian đáng kể trong công việc cũng như chi phí nhân công.

Cấu tạo của ròng rọc

Đây là thiết bị nâng hạ đời đầu, là dụng cụ kéo thả vật sơ khai nhất nên có cấu tạo rất đơn giản với một bánh xe có rãnh điều hướng 1 sợi dây cáp hoặc dây thừng, có khả năng chịu được sức nặng nhất định của vật cần kéo. Bánh xe sẽ quay quanh một trục cố định được gắn với một móc treo. Khi sử dụng, gắn vật nặng cần kéo vào đầu móc treo, người lao động dùng sức kéo đầu còn lại thì vật nặng sẽ được đưa lên cao tới một vị trí nhất định một cách dễ dàng.

Về cơ bản thì nó có cấu tạo từ 4 bộ phận chính:

  • Bánh xe: được quay quanh trục cố định được gắn với một móc treo;
  • Trục chính (ròng rọc): là cơ quan trung tâm giúp cố định thiết bị;
  • Giá đỡ: có vai trò là bộ phận kết nối móc treo vật và trục bánh xe;
  • Móc treo cố định: dùng để móc vật cần kéo.

Phân loại 

Tùy vào nhu cầu của người sử dụng mà lựa chọn cho phù hợp để đáp ứng tốt công việc của mình mà ròng rọc có 2 loại chính:

  • Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó, cường độ lực: F=P. Loại ròng rọc này không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều kéo.
  • Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật; cường độ lực: F<P. Loại này tuy không được lợi về chiều nhưng được lợi về lực. Tuy nhiên khi dùng ròng rọc động, ta được lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt hai lần về đường 2F=P.

Ngoài ra thì có pa lăng cũng là một loại thiết bị nâng hạ giúp đổi hướng của lực và giảm lực nhưng lại bị thiệt về đường đi. Khi có số n ròng rọc động trên pa lăng thì sẽ lợi 1/2n lần về lực đồng thời thiệt 1/2n về đường đi.

Ứng dụng của ròng rọc

Hệ thống ròng rọc là hệ thống nâng hạ được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các công việc nâng tạ vật nặng. Tuy nhiên ta chỉ thường thấy chúng trong dân dụng vì chi phí sử dụng rẻ, dễ dàng sử dụng, dễ dàng bảo quản cũng như sửa chữa.

Bởi vì có tải trọng nâng vật nặng nhỏ do nó còn phụ thuộc vào sức kéo của mỗi người. Cũng bởi vậy mà nó ít khi được sử dụng trong công nghiệp mà chỉ chủ yếu sử dụng với những việc có quy mô nhỏ và vừa.

Ngoài ra, ròng rọc còn được sử dụng trong các máy tập gym hay trong cần câu cá, …

Ứng dụng của ròng rọc trong tập gym
Ứng dụng của ròng rọc trong tập gym

Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ cho nên ròng rọc đã được thay thế bằng các loại máy nâng hạ khác hiện đại hơn và hiệu quả cao hơn như pa lăng xích kéo tay, pa lăng cáp điện, tời kéo…

Nên sử dụng hệ thống nâng hạ ròng rọc hay palang

Hai loại thiết bị nâng hạ này đều có ưu điểm là có kết cấu nhỏ gọn và có thể kéo vật lên cao dễ dàng.

  Ròng rọc Pa lăng
Khả năng kéo
  • Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lực của vật.
  • Ròng rọc cố định sẽ làm thay đổi hướng của vật còn ròng rọc động thì lại được lợi về lực hơn.
  • Tải trọng tối đa không quá 20 tấn.
  • Giúp kéo vật nặng tới 5 tấn lên độ cao trên 3m.
  • Có thể kéo với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần.
Nhân lực Trọng tải càng lớn thì càng tốn nhân lực. Không tốn nhiều nhân lực vì dựa vào tải trọng kéo của palang.
Chi phí bảo hành Tốn ít chi phí sửa chữa hơn. Tốn nhiều chi phí sửa chữa.

Như vậy, việc sử dụng pa lăng vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các xí nghiệp, kho xưởng hàng. Còn ròng rọc chỉ nên xử dụng trong dân dụng là tối ưu nhất.

Bài viết trên là những thông tin, kiến thức khái quát về loại thiết bị nâng này cũng như lựa chọn có nên sử dụng thay thế bằng pa lăng hay không. Hy vọng giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị nâng hạ sơ khai này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *