Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là một trong những bộ phận quan trọng trong việc giúp bảo vệ động cơ, đồng thời nâng cao hiệu quả của động cơ cũng như giúp động cơ hoạt động một cách ổn định. Và để có cái nhìn rõ hơn về loại cảm biến này, Bazo sẽ cùng bạn đọc nghiên cứu chi tiết hơn về cảm biến nước làm mát cũng như cơ chế hoạt động của nó ra sao thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là gì?

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là gì?

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (có tên tiếng anh là Coolant Temperature Sensor – CTS hay cảm biến ECT hoặc ECTS) là một loại cảm biến có chức năng giúp bảo vệ động cơ của thiết bị máy, nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ và giúp cho chúng có thể hoạt động ổn định hơn.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ và sau đó gửi tín hiệu về cho ECU (Engine Control Unit) để ECU có thể thực hiện những hiệu chỉnh như:

  • Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu.
  • Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm.
  • Điều khiển tốc độ không tải.
  • Điều khiển quạt làm mát.
  • Điều khiển chuyển số.

Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến ECT có cấu tạo khá đơn giản với hình dạng trụ rỗng có ren ngoài, bên trong ETC có lắp một nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm (nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm xuống và ngược lại). Phần cảm biến ECT này được gắn ở trên thân máy, gần họng nước làm mát trên động cơ. Trong một số trường hợp, cảm biến này sẽ được lắp trên nắp máy.

Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Thông thường, cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECT có 2 chân, trong đó là 1 chân mass E2 và 1 chân tín hiệu THW.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến ECT được đặt trong khoang nước của động cơ và đồng thời cũng tiếp xúc trực tiếp với nước của động cơ. Vì ECT có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ nước làm mát thấp thì điện trở cảm biến sẽ cao và ngược lại, khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên thì điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. Sự thay đổi điện trở của cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở chân của cảm biến.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Điện áp nguồn không đổi 5V sẽ đi qua điện trở chuẩn có giá trị không đổi theo nhiệt độ rồi đi đến cảm biến, sau đó thì trở về ECU và mass. Khi đó, điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến ECT sẽ tạo thành một cầu phân áp. Tiếp đến, điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự – số hay bộ chuyển đổi ADC (Analog to Digital Converter).

Mạch điện của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Khi nhiệt độ động cơ đang ở trạng thái thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi ADC lớn. Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU động cơ biết động cơ đang lạnh. Khi động cơ nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU động cơ biết là động cơ đang nóng.

Đường đặc tuyến của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Thông số cơ bản của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

  • Cảm biến ECT luôn được cấp một nguồn không đổi 5V từ ECU.
  • Ở nhiệt độ 30 độ C: Rcb = 2 – 3kgΩ.
  • Ở nhiệt độ 100 độ C: Rcb = 200 – 300Ω.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về cảm biến nhiệt độ nước làm mát mà những ai sử dụng hay làm việc liên quan đến nó cần phải nắm rõ được. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Bazo để không bở lỡ những bài viết thú vị khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *