Thước kẹp cơ khí là một trong những loại thước cơ bản và vô cùng thông dụng, chuyên dùng để đo đạc trong ngành cơ khí hoặc trong các nhà máy sản xuất phụ kiện, phụ tùng. Là một loại dụng cụ không thể thiếu trong các hoạt động đo đạc, đặc biệt đối với các kỹ sư, thợ cơ khí, bên cạnh đó, loại thước này có thiết kế khá cơ bản và có giá thành cũng khá rẻ bởi không có quá nhiều tính năng. Song để hiểu kỹ hơn về loại thước này, Bazo sẽ cùng bạn đọc nghiên cứu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Thước kẹp cơ khí là gì?

Thước kẹp cơ khí có đặc tính nổi trội là tính chính xác cao, phạm vi sử dụng rộng rãi, dễ sử dụng và giá thành lại phải chăng, hiệu quả trong việc tăng suất công việc cần độ chính xác cao.

Có thể bạn cũng tìm đọc:

Thước Kẹp Đồng Hồ Và Ứng Dụng Đa Dạng Trong Đời Sống

Thước Panme Điện Tử Là Gì Trong Ứng Dụng Đo Đạc?

Thước Kẹp Điện Tử Và Những Đặc Tính Nổi Bật

Phân loại thước kẹp cơ khí

Phân loại theo độ chính xác

  • Thước kẹp 1/10: cho kết quả chính xác tới 0.1mm.
  • Thước kẹp 1/20: cho kết quả chính xác tới 0.05mm.
  • Thước kẹp 1/50: cho kết quả chính xác tới 0.02mm.

Phân loại theo khoảng đo

Thước kẹp cơ khí còn được phân loại theo giải đo/ giới hạn đo của nó. Giới hạn đo của thước cặp cơ khí có thể là: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm, … Và khoảng cách giữa mỗi vạch thường là 1mm để tiện theo dõi kết quả.

Cấu tạo của thước kẹp cơ khí

Thước kẹp cơ khí có thiết kế khá đơn giản nên có cấu tạo cũng không quá phức tạp, bao gồm các bộ phận sau:

Cấu tạo của thước kẹp cơ khí

  •  Thước chính: thang đo được đánh dấu mỗi mm hoặc các phần nhỏ của inch.
  • Thước phụ: cho phép đo nội suy đến 0,1 mm, các phần nhỏ của inch, hoặc tốt hơn.
  • Hàm kẹp: bao gồm hàm trên và hàm dưới, được dùng để đo kích thước bên trong hoặc bên ngoài.
  • Vít giữ: có nhiệm vụ khóa chuyển động của con trượt.
  • Thanh đo: dùng để đo độ sâu của vật.
  • Mỏ đo trong: dùng để đo đường kính trong của vật.
  • Mỏ đo ngoài: dùng để đo đường kính ngoài hoặc chiều rộng của vật.

Cách sử dụng thước kẹp cơ khí

Các bước chuẩn bị

  • Xác định bề mặt vật cần đo có sạch hay không.
  • Đảm bảo hai mặt phẳng của thước song song với thân thước chính trong quá trình sử dụng.
  • Vặn ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính đối với trường hợp bắt buộc phải lấy thước ra khỏi vị trí đo.

Cách đo kích thước bên ngoài

  • Bước 1: Đầu tiên, nới lỏng vít kẹp chặt, di chuyển mỏ cặp đo kích thước ngoài trên hàm di động theo kích thước lớn hơn chi tiết, khu vực cần đo.
  • Bước 2: Sau đó, áp mỏ cặp của thước vào mặt chuẩn cần đo, cố định nó rồi di chuyển hàm di động cho đến khi kích thước hàm chạm vào bề mặt chi tiết cần đo (Chú ý hàm cặp phải vuông góc với khoảng cách cần đo).
  • Bước 3: Siết chặt víp kẹp rồi lấy thước của bạn ra khỏi chi tiết và đọc kích thước tương ứng hiển thị trên thước.

Cách đo kích thước bên trong

  • Bước 1: Nới lỏng vít kẹp, sau đo di chuyển mỏ cặp đo trên hàm di động theo kích thước nhỏ hơn chi tiết cần đo.
  • Bước 2: Áp mỏ cố định vào mặt chuẩn cần đo rồi di chuyển hàm di động đến khi nó áp vào mặt chi tiết cần đo.
  • Bước 3: Siết chặt vít kẹp rồi lấy thước ra, đọc thông số tương ứng trên thước.

Cách đo đo sâu

  • Bước 1: Đặt vật cần đo trên một mặt phẳng.
  • Bước 2: Để phần thước vuông góc với phần đáy của chi tiết vật cần đo rồi xoay vít để mở rộng thanh đo độ sâu, đặt thanh đo độ sâu vào lỗ, chạm tới đấy chi tiết cần đo.
  • Bước 3: Khóa đai vít lại và đọc kết quả thu được qua vạch đo của thước kẹp cơ khí.

Cách đọc kết quả trên thước kẹp cơ khí

Để đọc kết quả đo được của thước, ta đọc phần số nguyên trên thước chính và số thập phân trên thước phụ. Sau đó cộng hai số đó lại với nhau sẽ thu được kích thước của vật cần đo (Lưu ý: kết quả này chỉ chính xác khi hướng quan sát để đọc trị số vuông góc với dụng cụ đo).

Công thức tính giá trị đo của thước kẹp: X=a+(b.n)

Trông đó:

  • X: kích thước cần đo.
  • a: giá trị phần nguyên trên thước chính.
  • b: số vạch tính từ 0 trên thước phụ đến vạch trùng với vạch cơ khí trên thước chính.
  • n: độ chính xác của thước (thường là 0.01; 0.002 hoặc 0.05).

Đọc phần nguyên: Vạch “0” trên thanh du xích trùng với vị trí nào của thước chính thì đó chính là phần nguyên của kích thước trên thước chính.

Đọc phần thập phân: Xem vạch nào trên thanh du xích mà trùng với vạch của thước chính thì đếm các vạch đo từ “0” đến vị trí trùng rồi nhân với độ chính xác của thước.

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí

Trong ngành thép

Dùng để đo kích thước hay đường kính của nhiều vật thể với hình dáng khác nhau, tiện lợi với khả năng đo độ sâu của vật thép hoặc kim loại, có khả năng đo đường kính hình trụ của ống thép trong khi vẫn đảm bảo được độ chính xác của số liệu.

Ứng dụng của thước kẹp cơ khí

Trong ngành sản xuất ô tô

Được dùng để đo đường kính bên trong và bên ngoài trong việc ứng dụng vào ngành công nghiệp ô tô, đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xò.

Trong thí nghiệm khoa học

Phục vụ quá trình nghiên cứu như ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi kích thước của kim loại và cũng có thể được dùng để đo các đối tượng có hình dạng biến đổi.

Trong ngành giáo dục

Đặc biệt được sử dụng trong các môn cần đến đo đạc như Vật Lý, Toán Học, hay được dùng ở trong phòng thực hành cho học sinh, dùng để đo kính thước bên trong và bên ngoài của đối tượng hình trụ hay các chi tiết khác.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin, kiến thức về loại thước kẹp cơ khí này cũng như cách đo và cách đọc kết quả đo trên thước. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Các bạn cũng có thể tham khảo các thiết bị đo chính hãng tại Bazo. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết liên quan nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *